FUCHS đã và đang nghiên cứu các giải pháp cho tương lai
Yêu cầu về kỹ thuật và quản lý đối với dầu bôi trơn, chẳng hạn như luật REACH, đang ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Điều này dẫn đến nhu cầu gia tăng về các sản phẩm dầu bôi trơn hiệu năng cao với đặc tính chuyên dụng và cá biệt hóa ngày càng tăng.
Những vật liệu hiệu năng cao mới như nhựa, vật liệu phủ hay hợp kim titanium và nhôm được dùng trong ngành hàng không và kỹ thuật y học đều đòi hỏi loại lưu chất xử lý sáng tạo với những thuộc tính mới. Trong lĩnh vực xe hơi, các động cơ ngày càng mạnh mẽ đang đặt ra yêu cầu khắt khe hơn bao giờ hết đối với hệ thống truyền động và lượng dầu sử dụng. Những thách thức then chốt trong lĩnh vực này là cấu tạo nhẹ, tiết kiệm nhiên liệu và tăng cường sử dụng động cơ điện, đòi hỏi các loại lưu chất và dầu mỡ đổi mới .
Tính cấp thiết của các chủ đề liên quan tới xã hội và môi trường như thay đổi khí hậu hay khan hiếm tài nguyên đòi hỏi cách tiếp cận mới trong chuỗi giá trị gia tăng. Từ khóa gồm có giảm phát thải CO2, hiệu suất năng lượng, hiệu suất nhiên liệu, tài nguyên tái sinh và tái chế. FUCHS đang đối mặt với những thách thức này.
FUCHS tham gia các nỗ lực nghiên cứu sâu rộng cùng rất nhiều đối tác
Dự án ”Pegasus” của Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang là một dự án nghiên cứu chung được khởi động vào năm 2009 nhằm tăng cường hiệu suất năng lượng cho hệ thống truyền động (động cơ, hộp số, ổ trục) trên xe chở khách. Có mười công ty và tổ chức đang nghiên cứu về các giải pháp vật liệu và dầu bôi trơn nhằm thúc đẩy tiết kiệm nhiên liệu tiêu hao.
Dầu thô là một tài nguyên hữu hạn. Trong bối cảnh này, ngành dầu bôi trơn đang đứng trước yêu cầu phải tìm ra nguyên liệu thay thế. Trong đó phải kể đến các loại nguyên liệu thô có thể tái sinh như dầu gốc thực vật, chẳng hạn như dầu hạt cải. Những thảo luận về “cạnh tranh lương thực” từ việc sử dụng dầu thực vật trong kỹ thuật đã dẫn các nhà nghiên cứu tới giải pháp nguyên liệu thô thay thế không phù hợp với sản xuất thực phẩm hay thức ăn thô. Do đó, FUCHS đã tham gia vào lĩnh vực này với sáng kiến đa ngành “Giá trị Sinh khối Nâng cao” của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức (BMBF). Dự án này tập trung phát triển chuỗi thu hồi tích hợp nhằm chuyển đổi tảo và sinh khối gốc men thế hệ ba. Mục tiêu ở đây đó là sản xuất nhiên liệu cho ngành hàng không, dầu bôi trơn chức năng, và vật liệu xây dựng mới. Các loại lipit chứa trong một số loại tảo có thể được sử dụng để sản xuất thành phần bôi trơn chất lượng cao.
Trong sáng kiến nghiên cứu “Zero Carbon Footprint” của BMBF, người ta nghiên cứu khả năng tái chế các dòng nước thải giàu cacbon để sản xuất sinh khối chức năng. Mục tiêu của dự án là nhằm tạo ra nguyên vật liệu có thể tái sử dụng từ rác thải. Từ khóa ở đây là rác thải đem lại giá trị. Cacbon chứa trong nước thải công nghiệp, bùn cống và khí ống khói sẽ được biến đổi thành các khối xây dựng có giá trị dùng trong sản xuất công nghiệp thông qua các loại vi sinh vật dùng rác thải làm chất nền. Đối với FUCHS, trọng tâm của các hoạt động nghiên cứu nằm trong lĩnh vực dầu nền và chất phụ gia chức năng. Các phân tử phức tạp sẽ được tổng hợp thông qua quá trình biến đổi enzym để dùng làm lưu chất nền hoặc chất phụ gia.
Liên minh nghiên cứu “Technofunctional Proteins” của BMBF đang nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các loại protein thực vật mà không thích hợp đối với ngành sản xuất lương thực và đồ ăn thô. Dự án chú trọng vào việc sử dụng protein biến đổi làm chất phụ gia trong lĩnh vực sản xuất dầu bôi trơn. Các loại protein thuộc loại này có thể được tổng hợp từ vật liệu thải nông nghiệp.
Lĩnh vực phương tiện di động sử dụng điện cũng cần dầu bôi trơn. Nhu cầu sử dụng động cơ điện cho phương tiện cá nhân và nhu cầu phát triển hơn nữa trong ngành này đang đặt ra những yêu cầu mới đối với dầu bôi trơn. Ngay cả khi không sử dụng loại dầu nhớt truyền thống, xe chạy điện và nhất là các loại xe có mật độ công suất cao vẫn cần cả bôi trơn (đối với ổ lăn và hộp số) và làm mát. Do đó, cơ chế truyền động điện trong ngành ô tô đòi hỏi phương pháp mới, không chỉ nhằm tuân thủ các yêu cầu cụ thể, mà còn để cải thiện hệ thống tổng thể bằng các giải pháp mới. FUCHS có một cách giải quyết những câu hỏi này, đó là dự án đang diễn ra của EU có tên gọi “Optimized Electric Drivetrain by Integration (ODIN)”. Robert BOSCH GmbH là bên điều phối dự án này và FUCHS là đối tác cung cấp dầu bôi trơn.